Trang chủ Tin tứcKhoa học Nhật Bản thúc đẩy công nghệ địa nhiệt EGS, mở rộng thị trường năng lượng tái tạo

Nhật Bản thúc đẩy công nghệ địa nhiệt EGS, mở rộng thị trường năng lượng tái tạo

bởi Linh

Công nghệ địa nhiệt EGS của Nhật Bản

Công nghệ địa nhiệt EGS cho phép phát điện tại vùng không có suối nước nóng


Nhật Bản đang đẩy mạnh phát triển công nghệ địa nhiệt tăng cường (EGS), mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, Nhật Bản đã chọn địa nhiệt làm hướng đi chiến lược. Công nghệ EGS cho phép khai thác năng lượng địa nhiệt sâu trong lòng đất, kể cả ở những khu vực không có suối nước nóng truyền thống.
Tờ Lianhe Zaobao đưa tin, theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Du lịch Nhật Bản (METI), công nghệ EGS đang tiến đến giai đoạn thương mại hóa với chi phí sản xuất điện cạnh tranh, nằm trong khoảng 16,1 – 16,8 yen/kWh, tương đương với chi phí phát điện bằng gió.
Địa nhiệt có khả năng hoạt động liên tục, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, và tuổi thọ thiết bị cao, mang lại hiệu suất đầu tư bền vững. Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về trữ lượng địa nhiệt, sau Mỹ và Indonesia.
Một giếng khoan EGS có đường kính chỉ 20cm có thể tạo ra sản lượng từ 25.000 – 40.000 kW, cao gấp khoảng 10 lần công suất thông thường của địa nhiệt truyền thống. Các doanh nghiệp Nhật Bản, như Mitsubishi Corporation, đang tích cực tham gia hợp tác quốc tế để phát triển dự án này.
Công ty Quaids do Mitsubishi đầu tư tại Mỹ sẽ đưa vào vận hành cơ sở phát điện địa nhiệt thế hệ mới, sử dụng công nghệ khoan bằng sóng milimet để xử lý đá ngầm ở độ sâu từ 3.000 – 20.000m.
Nhật Bản không chỉ triển khai công nghệ EGS tại nội địa mà còn nhắm đến thị trường châu Á, nơi nhu cầu năng lượng tăng nhanh và tiềm năng địa nhiệt chưa được khai thác đầy đủ. Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản dự đoán công nghệ EGS sẽ ngày càng được thương mại hóa, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm