Trang chủ Tin tứcKhoa học Bí ẩn thành phố ngầm dưới kim tự tháp Ai Cập: Phát hiện gây tranh cãi

Bí ẩn thành phố ngầm dưới kim tự tháp Ai Cập: Phát hiện gây tranh cãi

bởi Linh

Phát hiện mới về hệ thống cấu trúc ngầm dưới kim tự tháp Ai Cập đã gây tranh cãi trong giới khoa học. Nhóm nhà khoa học Ý và Scotland đã công bố nghiên cứu về một hệ thống cấu trúc ngầm khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất tại khu vực kim tự tháp Menkaure.

Kim tự tháp Ai Cập

Liệu có hay không một hệ thống cấu trúc ngầm khổng lồ nằm sâu dưới lòng đất tại khu vực kim tự tháp Menkaure (Ai Cập)?

Dựa trên dữ liệu radar xuyên đất (GPR), nhóm nghiên cứu tuyên bố đã phát hiện các cột trụ và hầm ngầm nằm sâu tới hơn 600m dưới mặt đất, với chiều dài hàng ngàn mét, có khả năng kết nối giữa ba kim tự tháp chính tại Giza: Khufu, Khafre và Menkaure. Phát hiện này nối tiếp sau tuyên bố gây tranh cãi vào tháng 3-2025, khi nhóm nhà khoa học này cho rằng đã phát hiện ra một “thành phố ngầm” dưới kim tự tháp Khafre.

Filippo Biondi, chuyên gia radar tại Đại học Strathclyde (Scotland), nhận định: “Chúng tôi tin rằng các kim tự tháp chỉ là phần nổi của một hệ thống hạ tầng ngầm khổng lồ.” Dữ liệu đo đạc cho thấy xác suất 90% rằng Menkaure sở hữu các cột trụ tương tự như dưới Khafre.

Các hình ảnh radar cho thấy những cột đá dài, có dạng xoắn ốc bao quanh, đặc điểm tương tự từng ghi nhận ở dưới chân Khafre. Những cấu trúc này được cho là có thể kéo dài tới hơn 2.000 feet (khoảng 600m).

Tranh cãi xung quanh phát hiện

Tuy nhiên, các phát hiện trên vẫn chưa được công bố chính thức trên tạp chí khoa học và đang vấp phải nhiều chỉ trích. Tiến sĩ Zahi Hawass, nhà khảo cổ học nổi tiếng của Ai Cập, bác bỏ thông tin, cho rằng công nghệ radar không thể thăm dò ở độ sâu như vậy.

Nhóm nghiên cứu Ý khẳng định các dữ liệu là khách quan và có cơ sở khoa học, được xây dựng dựa trên phân tích tomographic (cắt lớp địa chất) với nhiều lớp đo đạc chồng lấn.

Giả thuyết về nền văn minh cổ xưa

Không dừng lại ở cấu trúc, nhóm nghiên cứu còn đưa ra giả thuyết táo bạo: hệ thống hầm ngầm này có thể được xây dựng bởi một nền văn minh cổ xưa khoảng 38.000 năm trước, hoàn toàn khác biệt với mốc thời gian chính thống cho rằng các kim tự tháp chỉ khoảng 4.500 năm tuổi.

Theo họ, nền văn minh này đã bị xóa sổ bởi một sự kiện toàn cầu, có thể là sao chổi va chạm vào khoảng 12.800 năm trước. Điều này trùng hợp với một giả thuyết đang được nhiều nhà địa chất xem xét, cho rằng có sự sụp đổ văn hóa lớn ở Bắc Mỹ vào thời điểm đó.

Nhiều chi tiết trong văn tự cổ trên đền Edfu (miền nam Ai Cập) dường như trùng khớp với các giả thuyết của nhóm nghiên cứu. Nhà nghiên cứu Andrew Collins chỉ ra rằng các ký tự này kể về một “vùng đất thiêng” bị nhấn chìm bởi một cơn đại hồng thủy do một “con rắn khổng lồ” gây ra.

Văn tự còn đề cập đến việc cất giấu các vật thể thiêng liêng trong một cấu trúc gọi là “Thế giới bên dưới của linh hồn”, có thể chính là hệ thống hầm ngầm dưới lòng Giza.

Câu hỏi mở về lịch sử nhân loại

Thông tin này vẫn đang khiến giới khoa học thế giới hoài nghi. Tuy nhiên, Collins và nhóm nghiên cứu của ông tin rằng các chi tiết như kiến trúc chính xác, khả năng quan sát thiên văn và kỹ thuật xây dựng cổ đại gợi mở khả năng từng tồn tại một nền văn minh tiên tiến hơn chúng ta tưởng.

“Chúng ta cần mở rộng cái nhìn về lịch sử nhân loại”, Collins chia sẻ. “Càng nhiều dữ liệu được phân tích, càng có cơ sở để đặt lại câu hỏi: Phải chăng những gì chúng ta biết về quá khứ chỉ là một phần nổi nhỏ bé?”

Có thể bạn quan tâm